Hotline/Zalo: 0964 239 568 - 0989 102 249
Đau bụng do sỏi thận, sỏi tiết niệu.
I. đạii cương
Sỏi là 1 khối rắn, được tạo thành do sự ứ đọng lâu ngày các thành phần như: phosphat, sỏi struvit, sỏi cystin, canxi, urat, oxalat… trong hệ thống tiêu hoá, gan- mật, tiết niệu. Nguyên nhân do chế độ ăn uống: uống ít nước, ăn nhiều calci, nhiều acid uric …, nhịn tiểu, tiểu ít, nhiễm khuẩn (sỏi struvit), cường cận giáp (sỏi calci), loạn dưỡng cystin, oxalic …
Sỏi tiết niệu là 1 bệnh thường gặp có thể hình thành ngay tại đường tiết niệu: niệu quản, niệu đạo, bàng quang, hoặc từ thận rơi xuống.
Sỏi thường xảy ra ở đàn ông (gấp 5 lần phụ nữ). Tuổi mắc bệnh trung bình từ 20 – 40 tuổi. Tuy nhiên phụ nữ trên 55 tuổi vẫn có nguy cơ bị sỏi tiết niệu. Nguyên nhân được cho rằng do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 – 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn.
Có tới 30% bệnh nhân sỏi niệu có yếu tố gia đình. Hiện vẫn chưa tìm ra yếu tố di truyền trong gen, có thể do chung sống trong một gia đình, có cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng như lao động nên dễ phát sinh bệnh sỏi niệu. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là sỏi niệu ở những bệnh nhân có yếu tố gia đình rất hay tái phát và thường khó điều trị.
Sỏi niệu có liên quan đến tình trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang. Mùa hè và mùa thu bệnh dễ mắc bệnh hơn mùa xuân và mùa đông. Việc uống nhiều thức uống chứa đường trong mùa hè cũng là nguyên nhân gây sỏi niệu.
Những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng… dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông. Có những công trình nghiên cứu cho thấy bệnh sỏi niệu có liên quan đến các loại hormon gây stress ở người.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh bệnh, những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin vừa qua cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp. Đau bụng âm ỉ hoặc tức nhẹ thắt lưng gặp ở những sỏi vừa, nhỏ và thậm chí lớn nhưng nằm yên ở bể thận. Cơn đau bụng cót thể xảy ra dữ dội, thường được gọi là “cơn đau quặn thận” xuất hiện khi sỏi bắt đầu di chuyển từ bể thận xuống niệu quản hoặc đi qua những đoạn hẹp của niệu quản hoặc ngay tại điểm niệu quản đổ vào bàng quang. Đau bụng thường khởi phát từ điểm ở ngang rốn hoặc ngang 2 gai chậu, lan dọc xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Có khi nôn, buồn nôn. Kèm theo bệnh nhân có sốt, đái mủ khi sỏi gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu; đái buốt, đái ra máu khi quá trình di chuyển sỏi cọ xát và gây tổn thương đường tiết niệu. Sỏi cản trở đường tiết niệu gây nên tình trạng đái dắt, bí đái…
Sỏi tiết niệu không được điều trị sẽ gây tắc, gây ứ đọng nước tiểu, lâu ngày viêm nhiễm, giãn đường tiết niệu, giãn thận, dần dần dẫn đến tăng huyết áp do suy thận, nguy cơ cắt bỏ thận và tử vong cao.
YHCT mô tả bệnh này trong phạm vi chứng “sa lâm”, “thạch lâm”, “huyết lâm”. Nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hoá sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm chi khí hoá trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hử hoả động ảnh hưởng đến tác dụng khí hoá của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
II. Điều trị
1. Thể thấp nhiệt
Triệu chứng: Đau bụng, lưng đau kịch liệt, lan lên vùng hạ vị, hay lan xuống bộ phận sinh dục, đái nhiều lần, mót đái, đái đau, nước tiểu xuống không hết có khi đái ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy dính, mạch huyền sác hay hoạt sác
Đau bụng quá nên Trước dùng bài gia vị tứ diệu an dũng thang
Sỏi tiết niệu thấp nhiệt |
ĐươNg qui |
30 |
Bạch thược |
30 |
Đan sâm |
30 |
|
Huyền sâm |
30 |
Ngân hoa |
30 |
Camthảo |
10 |
||
+ khi đỡ đau bụng dùng bài đạo xích tán gia giảm
Pháp: thanh nhiệt lợi thấp
Sỏi tiết niệu thấp nhiệt- Đạo xích tán |
Kim tiền thảo |
40 |
Xa tiền tử |
20 |
Trạch tả |
12 |
|
Sinh địa |
12 |
Tỳ giải |
20 |
Uất kim |
12 |
Ngưu tất |
12 |
Đăng tâm |
4 |
Trúc diệp |
8 |
Bạch linh |
12 |
K nội kim |
8 |
Camthảo |
4 |
Mộc thông |
15 |
Châm cứu: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du hoặc châm 2 Côn lôn(tả), Thận du và Thứ liêu, rồi đến Khí hải, Quan nguyên và Thiên ứng huyệt
Gia giảm: Đái ra máu thêm cỏ nhọ nồi 16, tiểu kế 12;
nếu đau nhiều thêm: ô dược, Diên hồ sách 8, Uất kim 8
2. Thể ứ huyết
Triệu chứng: Đau lưng liên miên, đau bụng tức vùng hạ vị, tiểu tiện khó, không rứt, tiểu tiện ra máu, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác
Pháp: lý khí hành trệ
Sỏi tiết niệu ứ huyết |
K. T thảo |
40 |
Xa tiền tử |
20 |
Đào nhân |
8 |
|
Chỉ sác |
8 |
Đại phúc bì |
8 |
K nội kim |
8 |
Uất kim |
8 |
Ngưu tất |
8 |
ý dĩ |
16 |
Liên kiều |
12 |
Hồng hoa |
8 |
Xuyên khung |
8 |
Đương qui |
12 |
Thục địa |
20 |
B thược |
12 |
Chỉ thực |
8 |
Châm cứu: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du
Hoặc châm 2 Côn lôn(tả), Thận du và Thứ liêu, rồi đến Khí hải, Quan nguyên và Thiên ứng huyệt
3. Không đau
Trường hợp sỏi đường tiết niệu không có cơn đau bụng, không tiểu tiện buốt, máu, rắt
Uống các vị thuốc bổ tỳ, thận, phối hợp các vị thuốc lợi niệu làm sỏi nhỏ đi
Bài thuốc: Bài thạch thang gia giảm
Sỏi tiết niệu không đau |
Kim tiền thảo |
20 |
Xa tiền tử |
20 |
Mao căn |
20 |
|
ý dĩ |
12 |
K nội kim |
8 |
||||
*Một số bài thuốc kinh nghiệm
+ Phương thuốc : Tạc Thạch Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Camthảo |
6 |
Địa long |
10 |
Đông quỳ tử |
16 |
||
Hải kim sa |
10 |
Hoạt thạch |
10 |
Hổ phách |
2 |
Kê nội kim |
10 |
Mang tiêu |
6 |
Mộc tặc |
10 |
Phục linh |
10 |
Trầm hương |
2 |
Trạch tả |
10 |
Sa tiền |
10 |
Ngưu tất |
10 |
Uất kim |
10 |
Trừ Mang tiêu, Hoạt thạch và Hổ phách, các vị kia đem sao khô nhỏ lửa rồi tán với Hổ phách, rây bột mịn, hòa Mang tiêu vào nước và rượu, làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh, dùng Hoạt thạch bọc ngoài làm áo. Phơi trong râm cho khô, cất để dùng dần.
Mỗi lần uống 10-16g, ngày 2 lần, với nước ấm, trước bữa ăn 1 giờ.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Trị thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu, sỏi ở đường tiểu.
- Mộc tặc, Đông quỳ tử, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Cam thảo, Hải kim sa để thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm
Địa long cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu
Ngư tất trị ngũ lâm, tiểu ra máu, dương vật đau, dẫn thuốc xuống
Trầm hương giáng khí, nạp thận, tráng nguyên dương, trị khí lâm
Hổ phách thông lâm, hóa ứ, trị tiểu ra máu
Mang tiêu hóa thạch, thông lâm.
Các vị kể trên đều là những vị lợi tiểu, thông lâm, thanh nhiệt, vì vậy, bài này dùng trị sỏi ở niệu quản đạt kết quả lý tưởng (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Phương thuốc : Thông Phao Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Bại tương thảo |
16 |
Biển súc |
6 |
Cát cánh |
4 |
||
Cù mạch |
6 |
Lậu lô |
10 |
Mông hoa |
16 |
Thanh bì |
10 |
Trạch tả |
10 |
Vương bất LH |
Sắc uống.
- Tác dụng: Hành ứ, thông lâm. Trị thấp nhiệt ở bàng quang, ứ trệ ở hạ tiêu, sỏi đường tiểu.
- Tổng kết: Đã dùng bài thuốc này trị cho 7 ca sỏi đường tiểu đều thu dược kết quả tốt. Lại dùng trị 1 trường hợp thận đa nang tiểu ra máu cũng thu được kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Phương thuốc : Tam Kim Hồ Đào Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng):
Kim tiền thảo |
30-60 |
Kê nội kim |
6 |
Sa tiền |
12 |
||
Hoạt thạch |
12 |
Sinh địa |
15 |
Thiên môn |
9 |
Ngưu tất |
9 |
Mộc thông |
4.5 |
Camthảo |
4.5 |
Nhân hồ đào |
4 hột |
Sắc với 600ml nước nhỏ lửa trong 30 phút còn 400ml. Rót ra, lại cho thêm 500ml nước, sắc lần thứ hai như trên, còn 300ml. Đổ chung hai nước, sắc, chia làm hai lần uống.
+ Phương thuốc : Trân Kim Thang Gia Giảm (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Hải kim sa |
16 |
Kê nội kim |
12 |
Lộ lộ thông |
16 |
||
Mạch môn |
10 |
Phù thạch |
16 |
Tiểu hồi |
10 |
Trạch tả |
12 |
Trân châu |
60 |
Ty qua lạc |
12 |
Vương bất LH |
12 |
Sắc uống.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, bài thạch. Trị thấp nhiệt hạ chú, uất kết lâu ngày làm cho tạp chất của nước tiểu đọng lại thành sỏi, đường tiểu có sỏi.
- Tổng kết: Qua thực tiễn lâm sàng cho thấy dùng bài Trân Kim Thang Gia Giảm trị bệnh kết sỏi ở các vị trí của hệ tiết niệu đều thu được kết quả tốt (Thiên Gia Diệu Phương).
+ Phương thuốc : Trục Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Bạch thược |
10 |
Camthảo |
4.8 |
Hải kim sa |
18 |
||
Hổ phách |
4 |
Kê nội kim |
6 |
Kim tiền thảo |
30 |
Mộc hương |
4.8 |
Sinh địa |
12 |
Mộc hương cho vào sau, Hổ phách mạt để ngoài uống với nước thuốc sắc. Ngày một thang, chia hai lần uống.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, trục thạch. Trị thấp nhiệt uất kết, sỏi đường tiểu.
- Kim tiền thảo thanh nhiệt, lợi thấp, trục thạch, làm quân
Hải kim sa đằng lợi thủy, thông lâm
Kê nội kim tiêu sỏi làm thần
Hổ phách khử ứ, thông lộ, chỉ thống
Mộc hương hành khí, giải uất, chỉ thống
Sinh địa, Bạch thược lợi thủy mà không gây tổn thương, làm tá
Camthảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ (Thiên Gia Diệu Phương).
+Phương thuốc: Niệu Lộ Bài Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Biển súc |
24 |
Chi tử |
20 |
Chỉ sác |
10 |
||
Trích thảo |
10 |
Cù mạch |
15 |
Đại hoàng |
12 |
Hoạt thạch |
15 |
Kim tiền thảo |
30 |
Mộc thông |
10 |
Ngưu tất |
15 |
Thạch vi |
30 |
Sa tiền |
24 |
Sắc uống.
- Tác dụng: Tiêu sỏi, thông lâm, hành khí, hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị thấp nhiệt hạ trú, sỏi ở đường tiểu.
- Cần nắm vững bài thuốc này thích hợp với các chứng sau:
+ Sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm.
+ Hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý.
+ Chức năng thận bên bệnh còn tốt.
+ Phương thuốc: Niệu Lộ Kết Thạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Bạch vân linh |
10 |
Hải kim sa |
15 |
Hoạt thạch |
12 |
||
Hổ phách |
3 |
Kim tiền thảo |
15 |
Mộc thông |
6 |
Thạch bì |
10 |
Trần bì |
10 |
Sa tiền |
10 |
Sắc uống.
- Tác dụng: Lợi thấp, hóa ứ, trị sỏi ở bàng quang.
+ Phương thuốc: Nội Kim Hồ Đào Cao (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Hồ đào |
500 |
Kê nội kim |
150 |
Mật ong |
500 |
Kê nội kim, nướng, tán thành bột. Hồ đào đập nhỏ. Trộn chung với Mật ong thành dạng cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
- Tác dụng: Tư thận, thanh nhiệt, thấm thấp, thống tán, hóa kết. Trị chứng sỏi ở đường tiểu.
+ Phương thuốc: Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng):
Bạch thược |
30 |
Trân châu |
30 |
Camthảo |
10 |
||
Đàn hương |
10 |
Nga truật |
10 |
Nguyên hồ |
10 |
Hồi hương |
10 |
Điều sâm |
12 |
Mạch môn |
12 |
Bạch vân linh |
12 |
. Sắc uống.
Tác dụng: Hoãn cấp, chỉ thống. Trị thận hư, lưng đau, khí âm đều suy, khí nghịch, sỏi niệu quản.
+ Phương thuốc: Phụ Kim Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng):
Kim tiền thảo |
30 |
Phụ tử |
12 |
Thục địa |
20 |
||
Trạch tả |
10 |
||||||
Sắc uống.
- Tác dụng: Ôn thận, hành thủy. Trị thận khí hư tổn, sỏi đường tiểu.
Kinh nghiệm điều trị sỏi thận của nhật bản
+ Đại Kiến Trung Thang: thích hợp với sỏi điển hình.
+ Thược DượcCamThảo Thang:hợp với những bệnh nhân nặng có cơn đau sỏi thận, sỏi bàng quang.
+ Đại Hoàng Phụ Tử Thang: có tác dụng đối với sỏi bị ứ đọng. Tính chất hàn nhiệt của các vị thuốc giúp cho dễ tan sỏi.
Điều Dưỡng:
+ Nên uống nhiều nước để tránh cặn sỏi động lại.
+ Khi muốn tiểu, không nên nín lại lâu ngày sẽ kết thành sỏi.