Viêm dạ dầy mãn tính là một biến chứng của viêm mạc dạ dầy do kích thích làm thương tổn lâu ngày, bị tổn thương vì cọ sát nhiều lần, ăn uống không điều độ, tinh thần không ổn định gây nên. Viêm dạ dầy mãn tính thường chia làm hai loại viêm dạ dầy bề mặt và viêm dạ dầy khô quắt. Loại thứ nhất thường có biểu hiện đau bụng trên khó chịu, có cảm giác chướng khí, ăn cơm xong càng khó chịu, ợ hơi, có lúc râm rẩm đau. Loại thứ hai ngoài những triệu chứng trên còn có triệu chứng thân thể suy nhược như gầy mòn, thiếu máu, ỉa chảy, ợ chua, dịch vị giảm đi rất nhiều. Bệnh viêm mạc dạ dầy chuyển sang viêm bờ cong sẽ nguy hiểm, có khi thành ung thư dạ dầy,vì vậy phải hết sức chú ý chữa chạy.
Đông y coi những triệu chứng như sắc mặt xanh xao, thân thể mệt mỏi, thích xoa bụng và ấn bụng gọi là kiểu tì vị hư hàn. Những triệu chứng đau bụng lan cả sang bên sườn, miệng khô và đắng, nôn nóng dễ cau kỉnh, táo bón, nấm lưỡi dầy và vàng gọi là loại cam hỏa phạm vị. Triệu chứng miệng khô, lưỡi đỏ, nấm lưỡi bị dóc, ngủ không ngon, hay mơ mộng, ỉa khô thuộc loại vị âm tổn thương. Khi điều trị cần phải phân biệt.
I. Nội dung điều trị
1. Nguyên nhân của loại bệnh này rất phức tạp, quá trình bệnh kéo dài, đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị thật hữu hiệum muốn thu được kết quả lý tưởng cần phải điều trị nhiều mặt.
2. Tinh thần có quan hệ mật thiết với viêm dạ dầy, u uất, bực bội lo lắng làm cho cơ dạ dầy co lại, mạch máu bị co giật, cơ năng bảo vệ và khôi phục dạ dầy giảm đi,chất toan tiết ra quá nhiều. Vì vậy tư tưởng người bệnh phải được thoải mái, sảng khoái, vui vẻ.
3. Không hút thuốc ka, uống rượu, cà phê,chè đặc.
4. Ăn uống thanh đạm, dễ tiêu hóa. Kiêng ăn chua, ăn quá lạnh, quá nóng, quá cay và nhứng thứ sống sượng.
5. Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ, giúp dạ dầy dễ tiêu hóa.
6. Ăn đúng giờ, đúng định lượng, không ăn uống bừa bãi.
7. Viêm dạ dầy kiểu khô quắt, chất toan thường tiết ra ít, người bệnh nên ăn nhiều hoa quả chua, sữa chua, canh thịt để giúp dạ dầy tiết dịch.
8. Khi chất toan trong dạ dầy tiết ra quá nhiều (ợ chua, nóng ruột, ăn nhiều mau đói) cần ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, bánh quy, xô đa…
9. Không nên ăn các loại thực phẩm chiên, nướng, hun, những loại bánh nhiều muối, nhiều đường cũng nên ăn ít.
10. Các chứng bệnh mạn tính như viêm mũi, viêm yết hầu, viêm khoang miệng, cần phải chữa trị kịp thời, để vi khuẩn và độc tố không đi vào dạ dầy, nếu không sẽ gây niêm mạc dạ dầy.
11. Các loại thuốc hạ sốt giảm đau ( Aspirin, anandin, eritromixin …) loại kích tố (cooc-ti-zôn…) đều có tác dụng kích thích làm tổn hại đến niêm mạc dạ dầy, cố gắng tránh sử dụng.
12. Kiềm chế việc sinh hoạt vợ chông.
13. Tích cực tham gia rèn luyện thể dục, đặc biệt là rèn luyện khí công.
II. Phương pháp điều trị
Đơn thuốc hiệu nghiệm
1. Hoài sơn 100g, kê nội kim 100g, bán hạ ngâm dấm 60g, bối mẫu 40g, nghiền thành bột, mỗi lần 3g uống với nước, ngày 3 lần.
2. Bách hợp 30g, ô dược 10, mộc hương 10g, mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần, dùng cho người âm vị tổn thương.
3. Hoàng kỳ 30g, bồ công anh 30g, bách hợp 20g, ô dược 10g, bạch thược 20g, cam thảo 6g, đan sâm 20g, rễ cây chuối mật 10g, mỗi ngày một thang sắc, chia làm hai lần.Dùng cho người viêm bờ cong dạ dầy và có cảm giác nóng ruột.
Phương pháp uống
1. Dạ dầy lợn 1 chiếc, tía tô 10g, gừng sống 4 miếng, hoa tiêu 1,5g, trần bì 10g cùng nấu nhừ ăn cả cái và nước.
2. Một ít hạt súng, hạt sen, hồng táo, hoài sơn, ý dĩ, đẳng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo nghiền thành bột, mỗi lần lấy 30g, cho vào nước để uống hoặc cho vào cháo để ăn.
Điều trị bên ngoài
1. Cao đại cán dán vào bốn huyệt trung hoàn, túc cam lý, vị du, tì du cách ngày thay một lần.
2. 50g thần công nguyên khí đại, buộc áp vào vùng dạ dầy.
Các phương pháp khác
1. Mỗi ngày luyện thái cực quyền 1 đến 2 lần.
2. Mỗi ngày luyện nội dưỡng khí công 1 đến 2 lần.
3. Mỗi ngày uống 2 đến 3 cốc nước khoáng.
III. Những việc cần lưu ý
1. Có một số người bệnh thấy dạ dầy chướng khí, ợ hơi, cho rằng tiêu hóa không tốt, liền uống men tiêu hóa, như vậy sẽ là cho niêm mạc dạ dầy tổn thương nặng.
2. Có một số người bệnh thích dùng thuốc chống toan, thực ra nếu không có những triệu chứng nóng ruột, ợ nước chua, ăn nhiều mau đói nên ít dùng loại thuốc kiềm tính chống toan.