Tán chung thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4,5 g. Uống lúc đói.
Hiệu quả lâm sàng: Tào XX, nữ 43 tuổi, cán bộ. Ngày 10/4/1971 tới khám lần đầu. Bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 nǎm. Hiện bệnh tình chủ yếu là: cứ khoảng 3 giờ chiều là cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tim đập dồn dập, lợm giọng, bụng đầy, không muốn ǎn uống, ngày đi ỉa chảy 5-6 bận, không tiêu hóa thức ǎn, bụng ngâm ngẩm đau, thích ấn, người mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền tế vô lực. Tây y soi dạ dày, ruột bằng barit chẩn đoán viêm loát đại tràng. Bệnh này có nguyên nhân là bởi tì vị dương hư, không chuyển hóa được thức ǎn gây ra. Chữa nó phải tư bổ tì vị, sáp tràng chỉ tả, Cho dùng bài thuốc tự chế là tam vị chỉ tả tán. Uống trong 20 ngày, ỉa chảy giảm xuống 2-3 lần một ngày, ǎn uống có hơi tǎng lên, tiêu hóa tốt hơn, các chứng khác cũng thuyên giảm, mạch trở nên hoãn vô lực. Đó là biểu hiện tì vị dần dần khôi phục chức nǎng vận hóa. Uống tiếp một đợt nữa, bệnh khỏi.
Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân này là chức nǎng vận hóa của trường vị mất điều hòa, biểu hiện bằng ỉa chảy, thức ǎn không tiêu hóa. Phần Tí luận trong sách Tố vấn chép rằng: “Doanh, là tinh khí của thủy cốc (thức ǎn), điều hòa ngũ tạng, tưới khắp lục phủ, có thể vào mạch… Vệ, là hãn khí của thủy cốc, khí này nhanh, hoạt lợi, không htể vào mạch được, mà tuần hoàn trong da, trong thịt”. Tinh vi không thể biến hóa để sinh ra Doanh, Vệ khí huyết, nên mới thấy chóng mặt, tim đập, tâm thần mệt mỏi trì trệ. Đau đầu là huyết hư không được nuôi dưỡng, mạch huyền tế vô lực là Doanh Vệ khí huyết không đủ, phải kíp dùng thuốc bổ tì vị, cầm đi tả, tinh vi dược hóa, khí huyết dồi dào, Doanh Vệ lưu thông thì mới khỏi được. Trọng dụng sơn dược ngọt, bình, vị nhạt, bổ khí tì vị. Kha tử nhục đắng, chua chát, ôn để sáp tràng cầm đi tả, nhờ thế bệnh tuy lâu ngày nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.
Viêm loét đại tràng
Biện chứng đông y: Tì khí hư nhược, kèm huyết ứ.
Cách trị: ích khí kiện tì, hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: ích khí bổ tì hóa ứ thang
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 15g, Dĩ nhân 30g, Sơn dược 15g, Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Xuyên khung 15g, Đan bì 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt, tràng tích.
Cách trị: Hoạt huyết trục ứ, thanh nhiệt khử thấp.
Đơn thuốc: Gia vị cách hạ trục ứ thang.
Công thức: Đào nhân 15g, Đan bì 10g, Xích thược 10g, Ô dược 15g, Nguyên hồ 10g, Cam thảo 10g, Xuyên khung 15g, Đương qui 15g, Linh chi 10g, Hồng hoa 10g, Chỉ xác 10g, Hương phụ 15g, Công anh 50g, Tra thán 50g, Hoàng liên 10g, Xa tiền 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị trên 10 trường hợp, người bị bệnh ngắn nhất là 6 tháng, lâu nhất là 3 nǎm, trung bình đã mắc bệnh một nǎm rưỡi. Dùng thuốc ít nhất là 16 thang, nhiều nhất là 30 thang. Chữa khỏi hoàn toàn 8 trường hợp, còn 2 trường hợp lâm sàng đã khỏi, về sau lại tái phát.
Viêm loét đại tràng mạn
Biện chứng đông y: Tì vị dương hư, nhiệt độc khốn trở.
Cách trị: Ôn dương cố thận, bổ tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Ôn dương chỉ tả thang.
Công thức: Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 20g, Can khương 6g, Cam thảo (nướng) 6g, Ngũ vị tử 6g, Khổ sâm 6g, Ngô thù du 6g, Phá cố chỉ 10g, Tam lǎng 6g, Bạch truật 10g, Vân tàm sa 30g, Địa du 10g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Bệnh nhân quá hàn thêm Phụ tử 10g, phân nhiều dịch nhầy thêm Bồ công anh 20g, đi ngoài ra máu thêm Điều thất 6g, A giao 10g, đau bụng thêm Diên hồ sách 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Dư X, nữ, 52 tuổi. Đau bụng ỉa chảy đã hơn 20 nǎm. Qua kiểm tra đại tràng bằng ống soi mềm và các phương pháp khác chẩn đoán là viêm loét đại trạng mạn tính. Đại tiện mỗi ngày 3-4 bận, phân loãng nát lẫn chút dịch nhầy, đôi khi thấy có máu. Bụng khó chịu, kém chịu rét, nếu để lạnh bụng hoặc lưng thì ỉa chảy tǎng lên, chườm nóng thì đỡ đau. Lại thấy đau dạ dày, hễ thức ǎn lạnh, sống là đau dạ dày và đau bụng dữ dội. Miệng nhạt, nhiều nước dãi, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt sạm đen, không bóng, mi mắt hơi mọng, ǎn kém, sợ ǎn mỡ, ǎn đồ béo vào thì đi ngoài càng nặng. Dạ dày thường cǎng đầy khó chịu, có lúc ợ hơi, nhưng không nôn chua. Mạch trầm tế, lưỡi tím sạm, rêu trắng nhuận, rìa lưỡi có hằn rǎng. Đã từng chữa chạy bằng nhiều phương pháp nhưng hiệu quả không rõ rệt. Nay điều trị bằng bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm. Uống 5 thang, đau bụng giảm hẳn. Đại tiện giảm còn 2 bận một ngày. Uống tiếp trong 1 tháng, hết hẳn đau bụng, phân không còn chất nhầy, dạ dày hết khó chịu. Số lần đi đại tiện cơ bản khôi phục như bình thường, nhưng phân chưa thành khuôn. Liền bỏ vị Khổ sâm, tǎng Nhục quế 1g vào bài thuốc trên, cho uống tiếp 1 tháng nữa, đại tiện ngày còn 1-2 lần, phân thành khuôn, không còn chất nhầy. Kiểm tra đại trạng bằng ống soi mềm thấy các chỗ xung huyết hoặc loét giảm nhẹ, vết loét nông lại. Nhưng sau đó do viêm cấp đường tiết niệu nên phải dừng uống bài thuốc trên để chữa bệnh mới. Sau khi khống chế được viêm nhiễm, lại uống tiếp bài Ôn dương chỉ tả thang có gia giảm để củng cố hiệu quả. Theo dõi hơn một nǎm, bệnh nhân không bị tái phát.