Hotline/Zalo: 0964 239 568 - 0989 102 249
Lá khổ sâm
Khổ Sâm (Radix Sophorae Flavescentis) là củ của cây Khổ Sâm Bắc Bộ (Croton Tonkinensis Gagnep) phơi hoặc sấy khô thường dùng trị lỵ ra máu, ghẻ lở, hắc lào, nhọt độc…
Rễ Khổ Sâm
Mô Tả Dược Liệu:
Rễ Khổ Sâm hình trụ tròn dài, trên to, dưới nhỏ, thường chia thành trục, dài 10-33cm, đường kính 1-2cm. Bên ngoài là lớp vỏ mỏng, mầu vàng nâu, thường bị nứt cuộn ra phía ngoài, dễ bóc, chỗ bị bóc vỏ mầu vàng bóng, hơi sáng, nhìn rõ vân dọc. Khổ sâm bán trên thương trường là miếng dầy hình tròn hoặc bầu dục, dầy 0,3-1cm, phần vỏ chỗ mặt cắt ngang và phần gỗ trung tâm phân từng tầng rất rõ, phần gỗ có vòng tròn rất rõ, đa số hình thành 2-4 lớp vân vòng, vân nhỏ hình hoa cúc. Loại rễ to khá gìa, thường có kẽ nứt. Chất cứng, khó bẻ gẫy, mặt gẫy mầu trắng vàng, ở giữa nhạt hơn, không mùi, vị đắng rất lâu. Loại củ dài, vỏ nhỏ, mịn, không còn đầu rễ, không có rễ tơ là loại tốt. Miếng Khổ sâm mầu trắng vàng, nguyên vẹn là loại tốt (Dược Tài Học).
Bào Chế:
- Dùng nước vo gạo đặc của gạo nếp ngâm 1 đêm, mùi tanh hôi nổi trên mặt nước, phải đãi lại rồi hấp 1/2 ngày, lấy ra phơi khô, thái để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Cắt bỏ đầu rễ, rửa sạch, ngâm nước, vớt ra, sau khi thấm ẩm đều, cắt thành từng miếng, phơi khô là được (Dược Tài Học).
Bảo Quản: Dễ mốc, mọt. Cần để nơi khô ráo, kín.
Tính Vị:
- Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
- Không độc (Danh Y Biệt Lục).
- Vị rất đắng, tính rất hàn (Bản Thảo Tùng Tân).
- Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
- Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
- Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
- Vào Thiếu âm Thận (Trân Châu Nang).
- Vào kinh Vị, Đại trường, Can, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
- Vào kinh Tâm, Phế, Thận, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên).
- Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Học).
- Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng
- Trục thủy, trừ ung thũng, bổ trung, minh mục, chỉ lệ (Bản Kinh).
- Dưỡng Can Đởm khí, an ngũ tạng, định chí, ích tinh, lợi cửu khiếu, trừ phục nhiệt trường tích, chỉ khát, tỉnh rượu (Danh Y Biệt Lục).
- Thanh nhiệt, táo thấp, sát trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Trừ thấp nhiệt, khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Dược Học).
- Thanh hỏa, giải độc, sát trùng, khử thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị: Trị lỵ ra máu, ghẻ lở, hắc lào, nhọt độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Thành phần hóa học:
- Trong Khổ sâm có d-Matrine, d-Oxymatrine, d-Sophoranol, 5-Hydroxymatrine, I-Anagyrine, l-Methylcystisine, Ibaptifoline, I-Sophocarpine, Xanthohumol, Isoxanthohumol, 3, 4, 5-Trihydroxy, 7-Methoxy, 8-Isopentenylflavone, 8-Isopentenyl Kaemferol (Trung Dược Học).
- d-Matrine, d-Oxy, d-Sphoranol, Matrine, 5-Hydroxymatrine, l-Anagyrine, l-Methyleycarpine, Xanthohumol (Chinese Hebral Medicine).
- Rễ và lá có Luteolin-7-Glucoside (Chinese Hebral Medicine).
- Trong lá có các nhóm chất Flavonoid, Alcaloid và Tanin. Hàm lượng Alcaloid toàn phần là 0,310,33% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Matrine, Oxymatrine, N-Oxysophocarpine, Sophoridine (Bạch Tiết Giáng, Trung Thảo Dược Thông Báo, 1982, 13 (4): 8).
- Kushenin (W L J và cộng sự, Chem Pharm Bull 1985, 33 (8): 3231).
- Kuraridinol, Kurarinol, Neokurarinol, Norkurarinol, Isokurarinone, formononetin (Kyogoku K và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1973, 21 (12): 2733).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
- Trị Tâm và Phế tích nhiệt, Thận có phong độc tấn công làm cho ngoài da, khủy tay bị ngứa, lở loét, chảy nước vàng: Khổ sâm 32 lạng, Kinh giới (bỏ cành) 16 lạng. Tán bột. Trộn với nước hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước trà hoặc nước sắc Kinh giới, sau bữa ăn (Khổ Sâm Hoàn – Hòa Tễ Cục phương).
- Trị mặt ngứa như kim đâm: Khổ sâm 640g, Xích thược, Đông qua tử đều 160g, Huyền sâm 80g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g xoa vào mặt (Phổ Tế phương).
- Trị bạch điến phong: Khổ sâm 2,8kg, Lộ phòng phong [tổ ong] 150g, Thích vị bì 1 cái. Thái thuốc ra thành phiến, nấu với 3 đấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, chỉ lấy nước cốt. Cho thêm 5 cân rượu vào, 3 đấu nếp. Nấu thành rượu, mỗi lần uống 1 – 2 ly nhỏ, trước bữa ăn, uống ấm (Bạch Điến Phong Tửu – Thế Y Đắc Hiệu phương).
- Trị mộng tinh, Di tinh, hoạt tinh, đới hạ có màu đỏ, đục: Khổ sâm + Mẫu lệ phấn. Tán bột. Lấy 1 dạ dày heo đực, cho 3 chén nước vào hầm thật nhừ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm viên như hạt bắp, uống với rượu ấm (Trư Đỗ Hoàn - Lưu Tùng Thạch Phương).
- Trị âm đạo lở ngứa: Khổ sâm, Phòng phong, Lộ phong phòng, Chích thảo. Lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa (Tẩy Độc Thang – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
- Trị lỵ ra máu không cầm: Khổ sâm, sao với Tiêu, tán nhuyễn. Tẩm với nước làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 15 viên với nước cơm (Nhân Tồn Đường Kinh Nghiệm phương).
- Trị dạ dầy đau: Lá khổ sâm 12g, Lá khôi 50g, Lá bồ công anh 20g. Nước 600ml. Sắc đặc còn chừng 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Rồi lại uống tiếp cho đến khi khỏi (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Trị khắp mình nổi mẩn ngứa: Lá Khổ sâm + lá Trầu không + lá Đắng cay nấu lấy nước xông và tắm rửa (Trồng Hái Và Dùng Cây Thuốc).
- Trị bụng đau không rõ nguyên nhân: Nhai mấy lá Khổ sâm tươi với muối (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị lỵ cấp tính, tiêu chảy: Lá Khổ sâm + lá Phèn Đen, mỗi thứ 1 nắm (20g), sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị lỵ cấp tính, tiêu chảy: Khổ sâm, Rau sam, Cỏ sữa, Cỏ nhọ nồi, Lá mơ lông, mỗi vị 10g, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị lỵ cấp tính, tiêu chảy: Khổ sâm 16g, Hương phụ 10g, Củ sả 6g, Vỏ quít 6g, Gừng 3 lát, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị vẩy nến: Khổ Sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, Thương nhĩ tử 15g. Tán bột, làm viên. Ngày uống 20-25g (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị tử cung sa: Khổ sâm 10g, Phèn phi 25g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 10g. Sắc lấy nước rửa âm đạo, cách ngày làm 1 lần (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam )
Liều Dùng: 6 - 30g.
Kiêng Kỵ:
- Tỳ vị hư hàn: Không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Huyền sâm làm sứ cho nó, kỵ Bối mẫu, Thỏ ty tử; Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Uống lâu ngày sẽ làm tổn thường Thận khí, tạng Can (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Thận hư mà không sốt cao: Không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Người Can Thận hư yếu mà không có chứng nóng: Không nên dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
- Tỳ Vị hư hàn: Không dùng (Trung Dược Học).
- Thận hư mà không có thấp nhiệt: Không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
theo Thaythuocuaban.com.vn
Những điều cần lưu ý :
*************************************************************************
Rễ phơi khô đã cắt lát.
Giá Bán: 30.000đ/100gr (giá bán này áp dụng 100-500gr,mua trên 500gg giá sẽ giảm theo số lượng hàng mua)
Liên hệ đặt hàng và giao hàng nhanh tận nơi 24/24h tất cả các ngày trong tuần.
Hotline / Zalo: 0964 239 568 - 0989 102 249
Email: ducle568@gmail.com - Website:caythuocnam.com.vn
Add :90/14/16 , Trần Văn Ơn , P.Tân Sơn Nhì , Q.Tân Phú ,TP.Hồ Chí Minh.
+ Khách hàng ở nội thành Tp.HCM được miễn phí ship cho đơn hàng từ 300k trở lên, các huyện ngoại thành được miễn phí ship cho đơn hàng từ 450k trở lên. Những đơn hàng dưới số tiền trên sẽ cộng thêm 15k-30k cho 1 đơn hàng (tùy theo loại hàng có thể được miễn phí ship 1 phần hoặc toàn bộ đơn hàng).
+ Khách hàng ở các tỉnh tùy theo giá trị đơn hàng có thể được miễn phí ship 1 phần hoặc toàn bộ đơn hàng. Phí ship COD đi tỉnh cho 1 kg đầu tiên=35k-40k, mỗi kg tiếp theo cộng thêm 5-10k/1kg, đơn hàng từ 600k trở lên sẽ được miễn phí ship cho toàn bộ đơn hàng.
+ Khách hàng ở tỉnh sẽ được gửi COD (giao hàng thu tiền) qua bưu điện hoặc các công ty giao hàng chuyên nghiệp, gửi qua hệ thống xe khách theo yêu cầu của khách hàng.
+ Tất cả các mặt hàng bán trên Website:caythuocnam.com.vn là đúng loại, không nhầm lẫn pha trộn và luôn là loại có chất lượng tốt, được xem hàng trước khi trả tiền, được đổi hoặc trả lại và được hoàn 100%. tiền hàng.